Các phương pháp ép cọc phổ biến hiện nay, nên sử dụng loại nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, phương pháp ép cọc bê tông đang được sử dụng rất phổ biến trong các công trình nhà dân, nhà phố. Bài viết hôm nay, Munhaus sẽ cùng bạn tìm hiểu về các phương pháp ép cọc bê tông phổ biến và nên sử dụng phương pháp nào khi thi công xây dựng nhà ở.

1. Ép cọc bê tông là gì?

Ép cọc bê tông là quá trình dùng lực nén các cọc bê tông được đúc sẵn xuống nền đất sâu tại các vị trí nhất định theo thiết kế. Làm tăng khả năng chịu lực cho móng, nhằm mục đích chống sụt lún, đảm bảo kết cấu vững chắc cho công trình.

Cọc bê tông tròn
Cọc bê tông tròn

Tìm hiểu thêm: Các loại móng nhà phổ biến, cấu tạo và chống thấm cho móng

2. Các phương pháp ép cọc phổ biến

Để đảm bảo thi công phần móng một cách vững chắc, một số phương pháp ép cọc sau đây được sử dụng khá phổ biến:

2.1 Ép cọc Neo

Ép cọc neo là phương pháp sử dụng mũi neo khoan sâu vào lòng đất làm tải trọng. Tức là thay vì sử dụng các cục tải như phương pháp ép tải, lúc này các mũi neo khoan sâu vào đất giữ vai trò làm đối trọng.

Với cách ép cọc này, quy trình thực hiện tương tự như ép cọc tải. Và cần các thiết bị sau:

Mũi khoan neo: chiều sâu mũi khoan sẽ tùy thuộc vào từng vùng địa chất của khu vực thi công. Chiều dài mũi khoan thông thường tầm 1,5m, đường kính khoảng 30cm và độ dài cánh neo dao động khoảng 15mm. Các mũi khoan neo sẽ được liên kết với nhau bởi chốt cài. Số chốt cài sẽ được quyết định tùy vào đặc điểm địa hình tại công trình.

Máy ép thủy lực: phương pháp bơm của máy ép thủy lực không tạo ra áp suất trong hệ thống mà chỉ tạo ra lưu lượng. Khi lưu lượng bị cản trở sẽ tạo ra áp suất rất lớn. Các cản trở này được tạo ra bởi các cụm xylanh, motor, các cụm valve, đường ống và ma sát trong hệ thống thủy lực của máy ép.

Phương pháp ép cọc Neo
Phương pháp ép cọc Neo

Ưu điểm của phương pháp ép cọc neo

  • Giá thành thấp hơn so với phương pháp ép cọc tải, giúp gia chủ tiết kiệm chi phí.
  • Phù hợp ngay cả với các công trình có mặt bằng hẹp, công trình nằm trong hẻm tại các khu đô thị.
  • Quá trình thi công không gây ra tiếng ồn, hạn chế ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
  • Thi công đơn giản, thời gian thi công nhanh chỉ mất từ 1 – 3 ngày.
  • Phương pháp thi công này tương đối an toàn và không ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
  • Dễ dàng trong việc kiểm tra và kiểm soát chất lượng cọc ép.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ chính xác, không xảy ra tình trạng hư hỏng hay vỡ cọc.

Nhược điểm của phương pháp ép cọc neo

Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này cũng có những nhược điểm mà các bạn cần lưu ý:

  • Sức chịu lực của phương pháp ép neo (40 – 45 tấn) không bằng sức chịu lực của ép cọc tải sắt (60 – 150 tấn).
  • Vì tải trọng thấp nên phương pháp này chỉ phù hợp với các công trình dân dụng và các công trình có quy mô vừa và nhỏ.
  • Không phải là giải pháp tốt dành cho những công trình nhà cao tầng có quy mô và yêu cầu tải trọng lớn.
Ép cọc Neo
Ép cọc Neo

Đường kính cánh neo, công suất của máy ép sẽ quyết định tải trọng ép neo. Các trường hợp đường kính của cánh neo từ 30 – 35cm, máy ép neo sử dụng động cơ oto xi lanh thẳng hàng dung tích từ 2.5 – 3,5 lít. Đạt công suất cực đại 175 – 250 mã lực tại 6000 vòng/phút. Khi đó tải trọng ép neo đạt 40 – 45 tấn. Đây là tải trọng tối đa của phương pháp ép cọc neo.

2.2 Ép cọc máy tải

Phương pháp ép cọc bằng máy tải là sử dụng nguyên lý máy thủy lực có cục đối trọng làm tải trọng để ép và đóng cọc xuống. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu dành cho các công trình có tải trọng lớn. Loại máy này có ưu điểm là máy tải có lực ép từ 60 tấn đến 120 tấn. Khi thi công sử dụng 5 loại cọc có kích thước: 200×200, 250×250, 300×300, cọc ly tâm D300 và cọc ly tâm D350.  Chi phí ép cọc bằng máy tải sẽ cao hơn nhiều so với dùng máy Neo và việc di chuyển cũng không thuận lợi. Nên phương pháp này chỉ nên dùng cho các công trình có mặt bằng rộng có xe tải lớn vào tận nơi được. 

Một số vấn đề bạn cần quan tâm khi sử dụng ép cọc bê tông máy bán tải như sau:

  • Tải trọng của máy tải bằng bê tông hoặc cục tải sắt thuộc dạng máy thủy lực
  • Lực ép của máy tải khá lớn, vào khoảng 60 tấn đến 120 tấn
  • Những loại cọc bê tông cốt thép có thể thi công bằng loại máy này là 200×200, 250×250 và 300×300 hoặc cọc ly tâm D300 và D350
  • Chi phí dùng khi ép cọc máy tải cao hơn rất nhiều so với sử dụng máy neo
  • Chi phí vận chuyển máy tải cao hơn máy neo, chi phí ép tính theo md
  • Thời gian thi công trung bình vào khoảng 1 tuần với công trình 2000md
  • Máy tải phù hợp với những công trình đã giải phóng mặt bằng có mặt bằng phẳng phiu, rộng rãi để xe vào được tận nơi

2.3 Ép cọc máy bán tải

Phương pháp ép cọc bằng máy bán tải là loại máy có đối trọng bằng với máy Neo nhưng có thiết kế khác với 6 trụ nẹo. Phương pháp ép cọc này có thể áp dụng cho tất cả các công trình từ lớn đến nhỏ, ngay cả những  khu vực ngõ ngách, chật hẹp vẫn vào được. Máy ép cọc bê tông bán tải thường có lực ép từ 50 tấn đến 60 tấn. Loại cọc bê tông được sử dụng là cọc vuông có kích thước: 200×200, 250×250, 300×300 và cọc ly tâm D300. Phương pháp này có hạn chế là thời gian thi công lâu. Chi phí ở mức trung bình và yêu cầu tải trọng hơn 50 tấn. 

2.4 Ép cọc robot thủy lực

Ép cọc bê tông robot là công nghệ từ Trung Quốc chuyên thi công những dự án có khối lượng lớn khoảng hàng vạn mét cọc. Ưu điểm nổi bật của hình thức ép cọc robot là thời gian thi công nhanh nhưng nhược điểm là chỉ dành cho những công trình lớn và có chi phí vận chuyển, chi phí ép tương đối cao.

2.5 Khoan cọc nhồi bê tông

Khoan cọc nhồi bê tông
Quy trình Thi công khoan cọc nhồi bê tông

Thi công ép cọc bằng phương pháp khoan cọc nhồi bê tông được ứng dụng tại nhiều công trình hiện nay.

Ưu điểm khi thi công khoan cọc nhồi bê tông như sau:

  • Tận dụng tối ưu vật liệu giảm số cọc trong móng và giảm chi phí xây dựng móng công trình
  • Có thể thi công dễ dàng ở những khu vực dân cư đông đúc và thi công công trình xây dựng sát nhau hoặc nhà trong ngõ
  • Đảm bảo độ chính xác theo phương thẳng đứng
  • Tiết kiệm thời gian bằng cách rút bớt công đoạn đúc cọc, vận chuyển hay xây dựng kho bãi
  • Hạn chế tối đa tiếng ồn ảnh hưởng đến không gian xung quanh

Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm kể trên khoan cọc nhồi bê tông vẫn tồn tại không ít nhược điểm, cụ thể như:

  • Cần khảo sát kỹ và quá trình thiết kế, thi công tránh xảy ra những hiện tượng như thay đổi tiết diện cọc khoan, hẹp cục bộ thân cọc hay bê tông bị rửa trôi
  • Quá trình thi công ép cọc phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết do công trường thi công làm hoàn toàn ngoài trời
  • Công trường thi công dễ bị lầy lội do nước dẫn đến tăng chi phí phát sinh

3. Nên sử dụng phương pháp ép cọc loại nào?

Trên đây đều là những phương pháp ép cọc bê tông được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các phương pháp này đều có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với mỗi loại công trình xây dựng khác nhau. Tùy theo mục đích xây dựng và tính chất công trình của mình mà các bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp. 

Đối với các công trình nhà phố, nhà liền kề nên sử dụng phương pháp ép cọc bằng máy Neo và máy bán tải giúp tiết kiệm chi phí hơn. 

Đối với các công trình xây dựng quy mô lớn như nhà máy, chung cư, Trung tâm thương mại…diện tích rộng số lượng cọc ép nhiều. Nên sử dụng phương pháp ép cọc bê tông bằng máy tải và Robot để đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi xử lý nền móng. 

Như vậy, Xây dựng Munhaus đã cùng bạn tìm hiểu về các phương pháp ép cọc phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang tìm hiểu về các đơn vị thi công xây nhà trọn gói hay sửa nhà trọn gói, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Xây dựng Munhaus
Xây dựng Munhaus – Kiến tạo mọi công trình

Thương hiệu Munhaus được sáng lập bởi Nhà thiết kế Nguyễn Duy Hải với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công công trình. 

Bằng nền tảng kiến thức vững chắc, gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều Munhaus mang đến cho từng khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969 68 3889