Hệ thống kết cấu chịu lực của nhà dân dụng có những loại nào và đặc điểm của từng loại kết cấu chịu lực ra sao. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Xây dựng Munhaus. Việc hiểu rõ được ưu và nhược điểm của từng loại kết cấu sẽ giúp cho công trình được đảm bảo về mặt kỹ thuật và độ bền dài lâu.
1. Các loại kết cấu chịu lực cơ bản của nhà dân dụng
Hệ thống kết cấu chịu lực của nhà dân dụng thường có 3 loại:
- Hệ thống kết cấu tường chịu lực
- Hệ thống kết cấu khung chịu lực
- Hệ thống kết cấu không gian
Ngày xưa, hệ thống kết cấu tường chịu lực hay được sử dụng đối với nhà ở thấp tầng hoặc nhà cấp 4. Tuy nhiên hiện nay hệ thống kết cấu tường chịu lực hiếm khi được sử dụng nữa. Cấu trúc này chỉ phù hợp để xây nhà cao tối đa là 2 tầng.

2. Hệ thống kết cấu tường chịu lực
Kết cấu tường chịu lực là kết cấu trong đó tải trọng của ngôi nhà được truyền xuống móng nhà thông qua các bức tường. Loại kết cấu này không cần dầm và cột.
Hệ thống chịu lực chính của nhà là tường, xây bằng gạch hoặc bằng đá, cũng có khi đúc bằng bê tông cốt thép nếu là nhà lắp ghép. Dựa theo đặc điểm, chức năng, kết cấu tường chịu lực thường chia là 3 loại bao gồm: tường ngang chịu lực, tường dọc chịu lực, tường ngang và tường dọc cùng chịu lực. Dưới đây là đặc điểm của từng loại kết cấu tường chịu lực.
2.1 Tường ngang chịu lực
Dùng tường ngang ngăn cách các phòng làm tường chịu toàn bộ tải trọng của sàn và mái. Trong các nhà có mái dốc thường dùng tường thu hồi làm kết cấu chịu lực chính, cũng có khi dùng hình thức sàn bản dầm, sàn gác panen, mái bằng hoặc mái vỏ mỏng. Còn tường dọc là tường tự mang, do đó bề dày của tường chủ yếu do yêu cầu về cách nhiệt quyết định, có thể làm tương đối mỏng, thông thường là tường một gạch.

Tham khảo thêm: Tường thu hồi là gì?
Ưu điểm:
- Kết cấu đơn giản, ít dầm, sàn gác nhịp nhỏ, tốn ít bê tông và thép nên giá thành rẻ.
- Tường ngăn giữa các phòng tương đối dày nên cách âm tốt
- Độ cứng ngang của nhà lớn
- Cửa sổ có thể có kích thước lớn
- Cấu tạo lô gia dễ dàng
Nhược điểm:
- Tường ngang dầy và nhiều nên tốn vật liệu, chiếm nhiều diện tích và tăng tải trọng của móng
- Khả năng chịu lực của tường dọc chưa được tận dụng
- Bố trí không gian của các phòng không được linh hoạt, các phòng thường phải bằng nhau, nếu khác nhau phải làm nhiều loại panen
Loại tường ngang chịu lực thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, gió bão nhiều và trình độ xây dựng không cần quá cao. Thường áp dụng với các nhà nhỏ, ít tầng và các bước gian nhỏ hơn 4000
2.2 Tường dọc chịu lực
Kết cấu chịu lực của nhà là tường dọc. Mái có thể dùng hình thức bán vì kèo hoặc thanh kèo nếu là mái dốc.
Để đảm bảo độ cứng ngang nhà, cách một khuảng nhất định phải có tường ngang dầy là tường ổn định: Thường lợi dụng tường cầu thang làm tường ổn định
Ưu điểm:
- Tận dụng được khả năng chịu lực của tường ngoài
- Diện tích tường ngang nhỏ, tiết kiệm được vật liệu và diện tích
- Bố trí mặt bằng tương đối linh hoạt, không bị hạn chế bởi panen
Nhược điểm:
- Tường ngăn giữa các phòng tương đối mỏng, khả năng cách âm kém
- Cửa sổ mở bị hạn chế
- Nếu là mái dốc thì dùng gỗ tương đối nhiều
- Nếu là mái bằng thì tốn nhiều xi măng và thép
Loại kết cấu tường dọc chịu lực thường áp dụng nhiều với nhà hành lang giữa

2.3 Tường ngang và tường dọc cùng chịu lực
Mỗi tầng đều lấy tường ngang và tường dọc chịu lực. Sàn gác thường chịu lực theo hai phương. Có khi còn dùng hình thức phân tầng chịu lực. Loại kết cấu này thường dùng cho nhà hành lang bên.
3. Hệ thống kết cấu khung chịu lực
3.1 Khung chịu lực không hoàn toàn (Khung khuyết)
Trong các ngôi nhà, có bước gian tương đối rộng hay mặt bằng phân chia không gian không theo một quy cách nhất định, hệ thống kết cấu của nhà có thể làm hình thức khung không hoàn toàn để chia sàn và mái. Ngoài việc lợi dụng tường ngoài chịu lực có thể dùng tường trong hoặc cột là kết cấu chịu lực. Hình thức này mặt bằng bố trí tương đối linh hoạt, nhưng dùng nhiều bê tông và thép hơn so với tường chịu lực, liên kết tường và dầm phức tạp. Ở những nơi đất yếu dễ sinh ra hiện tượng tường và cột lún không đều, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
3.2 Khung chịu lực hoàn toàn (Khung trọn)
Kết cấu chịu lực của nhà là dầm và cột, tường chỉ là kết cấu bao che, do đó tường có thể dùng vật liệu nhẹ, ổn định chủ yếu của nhà dựa vào khung.
Vật liệu làm khung thường làm bằng bê tông cốt thép và thép hoặc gỗ. Hình thức kết cấu này (trừ khung gỗ) ít dùng trong các nhà dân dụng bình thường vì tốn nhiều xi măng và thép, do đó chỉ nên dùng đối với nhà ở cao tầng hoặc nhà công cộng.

3.3 Hệ thống kết cấu không gian
Trong các nhà dân dụng có yêu cầu không gian lớn như rạp hát, rạp xiếc, nhà ăn, nhà thể thao có mái,… ngoài các phương án kết cấu đa nêu trên ra, cũng có thể áp dụng quy luật và nguyên tắc tạo hình cấu trúc của các sinh thực vật theo phỏng sinh học kiến trúc như:
- Sườn không gian ba chiều: phỏng theo cấu trúc của các đầu khớp xương động vật
- Hình thức mặt xếp: phỏng theo cấu trúc của lá buông, lá dừa
- Hình thức vỏ mỏng: phỏng theo cấu trúc vỏ trứng, vỏ sò, sọ động vật
- Hình thức kết cấu dây căng: phỏng theo cấu trúc của mạng nhện
Hệ thống kết cấu chịu lực không gian có cấu tạo và cách thi công phức tạp.
Như vậy, Munhaus đã cùng bạn tìm hiểu qua về các hệ thống kết cấu chịu lực của nhà dân dụng. Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng nhà ở hay sửa chữa nhà ở như nâng tầng, xử lý móng, nâng nền nhà, xử lý lún nền móng, xử lý nền đất yếu, khoan cọc nhồi, chống nhà nghiêng hoặc di dời nhà ở. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các vấn đề về kỹ thuật.
THÔNG TIN LIÊN HỆ XÂY NHÀ TRỌN GÓI TẠI TP HẢI PHÒNG
CÔNG TY CP KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT MUNHAUS
SĐT/Zalo: 0876 02 8866
Địa chỉ:
- Trụ sở chính: Số 6, ngách 460/44 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
- Chi nhánh Hải Phòng: Lô B6 01 KĐT Hoàng Huy Mall, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng
Email: cskh.munhaus@gmail.com
Website: Munhaus.vn
Cảm ơn quý khách hàng đã dõi theo xây dựng Munhaus, liên hệ trực tiếp hotline 0876 02 8866 để được tư vấn nhanh nhất và báo giá xây nhà trọn gói Hải Phòng miễn phí.
Báo Giá Xây Dựng Nhà Trọn Gói Mới Nhất 2025 của chúng tôi. Cung cấp cho bạn một cách hiệu quả để tìm kiếm những giá trị tốt nhất trong việc xây dựng nhà.
Với các chính sách hỗ trợ tài chính, các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật. Munhaus là một trong những công ty xây dựng uy tín tại Việt Nam.
Hãy liên hệ với Munhaus để biết thêm chi tiết về Báo Giá Xây Dựng Nhà Trọn Gói Mới Nhất 2023 và các dịch vụ xây dựng khác của chúng tôi.