Phương pháp đổ bê tông móng, cột, dầm, sàn, mái đúng kỹ thuật

5/5 - (1 bình chọn)

Việc đổ bê tông có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công trình được vững chắc và an toàn. Chất lượng của lớp bê tông sẽ đảm bảo cho độ bền và sự ổn định của công trình. Vì vậy trong bài viết sau đây Munhaus sẽ liệt kê một vài lưu ý khi tiến hành đổ bê tông móng, cột, dầm, sàn, mái đúng kỹ thuật. Tránh những sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

1. Chuẩn bị trước khi tiến hành đổ bê tông

Để quá trình đổ bê tông được diễn ra thuận lợi, chủ đầu tư cần lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Chuẩn bị, tính toán nhân lực, máy móc thiết bị đảm bảo cho quy trình đổ bê tông.
  • Tính toán thời gian đổ bê tông.
  • Tính toán mặt bằng thi công đổ bê tông.
  • Đảm bảo về mặt an toàn khi thi công trong quá trình tiến hành đổ bê tông cột, dầm, sàn.
  • Dọn dẹp, dội nước làm sạch cốt pha, cốt thép.
  • Kiểm tra các khuôn đúc về các tiêu chuẩn hình dáng, kích thước, thời gian sử dụng.
  • Kiểm tra cốt thép, giàn giáo, sàn thao tác, chuẩn bị ván gỗ để làm sàn công tác chu đáo. Đảm bảo an toàn khi đổ bê tông đối với người lao động.
  • Kiểm tra số lượng và chất lượng vật liệu xây dựng: cát, đá, xi măng, sắt thép,… để đảm bảo rằng chúng đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật của công trình. Nếu chất lượng của cát, đá, xi măng,… không tốt thì chất lượng của bê tông cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế bước chuẩn bị xi măng, cát,đá xây dựng  là rất quan trọng. Vậy nên bạn nên chú ý vào các vật liệu xây dựng này.
  • Kiểm tra máy móc, thiết bị phục vụ công đoạn thi công như máy đầm bê tông, máy trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy mài sàn bê tông, máy xóa nền phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Nên sử dụng máy đầm bàn khi đổ bê tông sàn mỏng hơn 30cm hoặc dầm sàn.
  • Sử dụng đầm rung, đầm dùi chạy xăng hoặc chạy điện đối với sàn có chiều dày lớn hơn 30cm. Các chi tiết bê tông như cột, tường, vách.
  • Kiểm tra sàn đổ bê tông phải đạt tiêu chuẩn nhẵn, không ngập nước.
Ghép cốp pha trước khi đổ bê tông móng
Ghép cốp pha trước khi tiến hành đổ bê tông móng nhà

Tham khảo thêm: Biện pháp thi công cốp pha đúng tiêu chuẩn

2. Đổ bê tông đúng kỹ thuật

2.1 Nguyên tắc đổ bê tông đúng kỹ thuật

Nguyên tắc đổ bê tông đúng kỹ thuật như sau:

  • Phải đổ liên tục, không được ngừng tùy tiện giữa chừng. Nếu ngừng phải chọn những vị trí chịu lực mô men uốn nhỏ.
  • Mới đổ bê tông xong phải che chắn, chống bụi hoặc trời mưa ẩm ướt.
  • Đối với các chi tiết cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì cần đổ liên tục.
  • Đổ liên tục từng đoạn 1,5m đối với các chi tiết cột có cạnh nhỏ hơn 40cm. Tường có chiều dày nhỏ hơn 15cm và các cột bất kỳ nhưng có đai cốt thép chồng chéo.
  • Đảm bảo cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý cho cột và tường.
  • Chiều dày lớp đổ bê tông phải tuân theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để phù hợp với bán kính tác dụng của dầm.
  • Trong trường hợp ngừng đổ bê tông quá thời hạn quy định thì phải xử lý bề mặt bê tông.
Nguyên tắc đổ bê tông
Nguyên tắc đổ bê tông

Tìm hiểu thêm: Thời gian bê tông đạt cường độ tối đa?

2.2 Quy trình đổ bê tông móng

Lưới thép móng phải được đặt theo đúng phương do bản vẽ cốt thép móng quy định. Tránh trường hợp thợ đặt theo kinh nghiệm. Nên nhớ là kết cấu mỗi công trình một khác, nếu bạn coi thường có thể dẫn đến tình trạng đặt sai phương chịu lực của thép, giảm tác dụng của cả hệ kết cấu.

Bê tông được chuyển tới vị trí đổ bằng bơm bê tông hoặc bằng xe cút kít vận chuyển đến. Đảm bảo sau khi đổ bề mặt bê tông đúng cao độ thiết kế nhẵn phẳng hoặc tạo độ dốc cho bê tông.

Trong quá trình đổ bê tông chú ý phải đầm dùi thật kỹ để cho bê tông phân bố đều trong kết cấu. Trộn bê tông tương đối khô vì đầm dễ chảy. Nên dùng cữ gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm tra. Đổ bê tông móng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau. Nên bắc sàn công tác ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt thép gây sai lạc vị trí.

Chú ý: Không để hố móng ngập nước trong lúc đổ bê tông móng. Nhiều đội thợ đổ bê tông trộn khô xuống hố móng ngập nước. Đó là một biện pháp thi công hết sức ẩu, làm bê tông kém phẩm chất vì xi măng không được ngập trong nước, trương nở và trộn đầu. Làm tính liên kết của bê tông sút giảm nghiêm trọng, đặc biệt phần móng lại cần mác bê tông cao. Cần yêu cầu thợ thi công rút hết nước hố móng và đổ bê tông đã trộn nước xuống hố móng theo đúng quy phạm.

Lưu ý không để hố móng ngập nước khi đổ bê tông

2.3 Quy trình đổ bê tông cột

  • Thợ xây sẽ đổ phần bê tông vào khối đi qua máng đổ, việc này phải từ từ và cẩn thận
  • Đảm bảo bê tông được đổ với độ cao rơi tự do tối đa 2m để tránh bị văng ra xung quanh.
  • Mỗi lớp bê tông phải được đổ với độ sâu từ 30 đến 50 cm, và mất 20 đến 40 giây để đầm từng lớp. Thi công bằng máy đầm dùi và đầm dọc trong máy đầm
  • Người đổ  đi đến đâu phải đóng cửa ra vào để tránh bê tông rò rỉ ra ngoài và đổ phần cao hơn vì kết cấu trộn có cửa ra vào.
  • Cho nên người thợ chú ý đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10 – 20 cm, để tránh việc cột lớp dưới cột hay mắc lỗi bị rỗ do các cốt liệu to làm đọng lại ở đáy.
Đổ bê tông cột
Đổ bê tông cột

2.4 Quy trình đổ bê tông dầm sàn

Trong nhà ở dân dụng, chiều cao dầm ít khi vượt quá 50cm, người ta thường tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Những trường hợp đặc biệt chiều cao dầm lớn hơn 80cm, mới đổ bê tông dầm riêng không chung với bản sàn. Với loại dầm này, người ta không đổ bê tông thành từng lớp theo suốt chiều dài dầm. Mà sẽ đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m, đạt tới cao độ dầm rồi mới đổ đoạn kế tiếp.

Khi đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột, cần chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm từ 3-5cm, ta phải ngừng lại 1-2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót rồi mới đổ tiếp dầm và bản sàn. Thông thường khi thực hiện thủ công với một số ít thợ, công việc này được tách ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu đổ cột xong, mới tiến hành ghép cốp pha dầm và bản sàn để thực hiện tiếp giai đoạn sau.

Đổ bê tông dầm sàn

2.5 Quy trình đổ bê tông cho mái

Quy trình đổ mái nhà được nhiều người chia sẻ kinh nghiệm đổ mái nhà cũng tương tự như quy trình đổ sàn. Trường hợp vào mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 30 độ, bê tông phải được đổ liên tục để đảm bảo tính liên kết của bê tông.

Sau khi đổ mái, đầm và gạt mặt xong, chờ cho bê tông bay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại một lần nữa. Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy tạo thành vết lõm ướt là bê tông có thể đầm được. Nếu thấy dính không tạo được vết lõm hoặc nổi nhiều nước tức là còn sớm. Nếu tạo thành vết lõm khô hoặc khó tạo thành vết lõm có nghĩa là bê tông đã se lại, không thể đầm được nữa. Khi trời nắng tốt, thời điểm đầm lại là khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu, trời râm mát có thể đến 4 giờ.

Đổ bê tông mái

Khi nước nổi lên bề mặt, rắc một lớp bột xi măng đều và tất thưa mỏng lên mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ (không dùng bàn xoa thép) xoa kỹ cho phẳng. Làm như vậy để tạo cho bê tông mái một lớp mặt tốt khó thấm nước. Việc đầm lại có tác dụng tăng cường độ chặt bê tông nên chống thấm tốt, đồng thời tăng mật độ của bê tông ở tuổi 28 ngày lên 10-15%. Nhưng chú ý lớp xi măng bột cần rắc thưa và mỏng, nếu lạm dụng dễ gây nứt mặt bê tông, phản tác dụng.

Kinh nghiệm đổ mái cho thấy, mặt sàn mái khi đổ cần được chia thành từng dải, mỗi dải rộng khoảng từ 1- 2m. Yêu cầu khi đổ phải thực hiện đúng theo quy trình, đổ một dải mới sang dải tiếp theo. Khi đổ cách sàn mái cách dầm chính khoảng 1m thì tiến hành thi công đổ dầm chính. Đổ vào dầm cách mặt trên cốp pha sàn từ 5 đến 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn mái. Sử dụng đầm dùi để chặt bê tông kết dính với nhau.

Nếu đổ mái nghiêng, mái dốc ( có thể tham khảo các mẫu nhà 2 tầng mái dốc) khi thi công cần lưu ý đổ đúng tiến độ và dùng các phương tiện máy móc đầm dùi, có biện pháp để tránh bê tông bị đổ tràn sang phần mái có độ nghiêng thấp hơn.

3. Những lưu ý khi đổ bê tông

3.1 Tỷ lệ trộn đổ bê tông móng nhà chuẩn

Để đảm bảo chất lượng bê tông đổ vào móng, ta cần tính toán tỷ lệ phù hợp giữa vật liệu và nước. Thông thường, tỷ lệ này sẽ dao động từ 1:2:3 đến 1:4:5, tùy thuộc vào loại bê tông và yêu cầu của công trình.

Lưu ý:

  • Tỷ lệ trộn trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy theo từng loại xi măng, cát và đá mà bạn sử dụng mà có thể điều chỉnh tỷ lệ cho phù hợp.
  • Nên sử dụng máy trộn bê tông để đảm bảo bê tông được trộn đều và đạt chất lượng tốt nhất.
  • Trước khi đổ bê tông, cần kiểm tra độ ẩm của cát và đá. Nếu cát và đá quá khô thì cần tưới nước để đảm bảo bê tông có độ dẻo cần thiết.
  • Đổ bê tông xong cần đầm chặt để bê tông được kết dính tốt.
Máy trộn bê tông
Máy trộn bê tông

3.2 Đổ bê tông móng nhà bao lâu thì xây được

Thông thường, thời gian thích hợp nhất để xây tường sau khi đổ bê tông móng là từ 7 đến 14 ngày. Lúc này, bê tông đã đạt được cường độ nhất định, có thể chịu được trọng lượng của tường và các vật liệu xây dựng khác.

Tuy nhiên, thời gian xây tường sau khi đổ bê tông móng cũng phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:

  • Điều kiện thời tiết: Nếu thời tiết nắng nóng, bê tông sẽ khô nhanh hơn và có thể xây tường sớm hơn. Ngược lại, nếu thời tiết mưa ẩm, bê tông sẽ khô chậm hơn và cần nhiều thời gian hơn để xây tường.
  • Loại bê tông: Nếu sử dụng bê tông có mác cao, bê tông sẽ cứng và chắc hơn, có thể xây tường sớm hơn. Ngược lại, nếu sử dụng bê tông có mác thấp, bê tông sẽ mềm và yếu hơn, cần nhiều thời gian hơn để xây tường.
  • Kỹ thuật đổ bê tông: Nếu đổ bê tông đúng kỹ thuật, bê tông sẽ có độ dẻo và kết dính tốt hơn, có thể xây tường sớm hơn. Ngược lại, nếu đổ bê tông không đúng kỹ thuật, bê tông sẽ cứng và chắc hơn, cần nhiều thời gian hơn để xây tường.

Để đảm bảo chất lượng công trình, bạn nên tham khảo ý kiến của kỹ sư xây dựng để xác định thời gian xây tường phù hợp.

Đổ bê tông móng nhà bao lâu thì xây được
Đổ bê tông móng nhà bao lâu thì xây được

3.3 Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ

Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng – quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng. Để tránh hiên tượng trắng bề mặt bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15 độ C trở lên. Thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần. Ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần.

Tưới nước dùng cách phun sương, không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo dưỡng. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.

Bảo dưỡng bê tông giai đoạn đầu sẽ bắt đầu ngay sau khi bề mặt bê tông đã đủ cứng. Không bị vỡ và việc bảo dưỡng phải tiến hành liên tục trong 12 giờ. Khi trời nắng và khô cần tiến hành bảo dưỡng bê tông ngay sau khi bề mặt bê tông se lại để tránh rạn nứt. Nếu trời quá nắng dùng vải bố tẩm nước hoặc nylon phủ lên trên bề mặt. Để tránh hiện tượng bốc hơi nước quá nhanh gây rạn nứt. Nếu gặp mưa, tạm dừng để che phủ toàn bộ phần đã đổ.

Tham khảo thêm: 11 cấu tạo Chống nứt cho kết cấu bê tông

Thương hiệu Munhaus được sáng lập bởi Nhà thiết kế Nguyễn Duy Hải với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công công trình. 

Bằng nền tảng kiến thức vững chắc, gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều Munhaus mang đến cho từng khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969 68 3889