Quy trình xây nhà từ móng đến mái hoàn thiện đầy đủ 2024

Theo dõi Munhaus qua Google New
5/5 - (1 bình chọn)

Các bước chính trong quy trình xây nhà từ móng đến mái bao gồm:

  • Chuẩn bị: Bao gồm tài chính, mặt bằng xây dựng, các thủ tục pháp lý, xem ngày động thổ, lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công, đơn vị cung cấp vật liệu,…
  • Thi công: Gồm các công đoạn như thi công móng, dựng cột, dầm, sàn, làm tường bao, đổ mái, cầu thang, ban công,…
  • Hoàn thiện: Nghiệm thu, hoàn thiện sơn bả, thạch cao, chống thấm,…

Quy trình xây nhà từ móng đến mái rất nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi gia chủ phải chuẩn bị cả về tài chính lẫn thời gian để giám sát và nghiệm thu chất lượng. Gia chủ cần nắm vững quy trình xây dựng nhà ở để có thể sắp xếp thời gian và chủ động về tài chính.

1. Chuẩn bị trước khi xây nhà

Dự trù kinh phí: Gia chủ nên tìm hiểu về chi phí xây nhà để dự trù về tổng mức đầu tư trước khi tiến hành xây dựng. Có thể tham khảo người thân, hàng xóm hoặc các công ty về tư vấn xây dựng để có được cái nhìn tổng quan nhất. Tránh việc xây dựng vượt quá khả năng tài chính của bản thân dẫn đến chậm tiến độ công trình. Ngoài ra cũng cần thống nhất về số tầng, số phòng và công năng sao cho phù hợp với nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

Chuẩn bị bộ hồ sơ pháp lý: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý và thiết kế xây dựng để xin giấy cấp phép xây nhà. Bộ hồ sơ này sẽ do nhà tư vấn thiết kế xây dựng hợp pháp chuẩn bị cho chủ đầu tư chứ không thể tự làm được.

Khảo sát địa chất công trình: Để đảm bảo nhà không bị sụt nún, gia chủ nên thuê các đơn vị có chuyên môn để đánh giá và thiết kế móng phù hợp với nền đất.

Ngoài ra, khi xây dựng các công trình xen kẽ trong các khu đô thị, khu phố điều quan trọng người kỹ sư thiết kế phải điều tra ngôi nhà lân cận xây dựng theo phương pháp nào, móng nông hay móng cọc… để đánh giá hiện trạng ngôi nhà bên cạnh. Từ đó, chọn giải pháp thi công móng của ngôi nhà mới xây theo phương án móng nào; sau đó mới chọn phương pháp thi công để không ảnh hưởng ngôi nhà bên cạnh

Xem phong thủy trước khi thiết kế: Phong thủy mang lại những ý nghĩa vô cùng lớn vào những dịp trọng đại trong đời người như cưới xin, xây nhà. Chính vì thế hãy cân nhắc đến những yếu tố phong thủy trước khi thiết kế xây dựng để đón rước tài lộc vào nhà.

Chọn nhà thầu: Lựa chọn hợp tác với những nhà thầu có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh năng lực, khả năng tài chính và tư cách pháp nhân. Có thể tham khảo dịch vụ xây nhà trọn gói ở nhiều bên, rồi tham khảo giá cả để ước toán được kinh phí hợp lý với năng lực tài chính cá nhân.

Ký kết hợp đồng thi công: Có 3 hình thức – khoán trọn gói (chủ nhà chỉ giám sát), khoán phần thô và nhân công hoàn thiện (chủ nhà tự chọn vật tư), và khoán nhân công (chủ nhà tự cung ứng vật tư). Chú ý các mục sau khi ký hợp đồng thi công:

  • Tiến độ
  • Chất lượng vật tư
  • Giá trị hợp đồng
  • Tiến độ thanh toán
  • Khoản phí phát sinh và cách giải quyết
  • Chế độ giám sát
  • Phạt vi phạm hợp đồng 
  • Bảo hành 

Chọn ngày động thổ: Xem ngày động thổ hay còn gọi là xem ngày làm nhà theo quan niệm của người Việt là phải dựa vào tuổi của người nam trong nhà. Xem ngày động thổ làm nhà giúp gia chủ chọn được ngày tốt để khởi công xây nhà từ đó tăng thêm sự tốt đẹp cho ngôi nhà cũng như phú quý cho bản mệnh. Ngoài ra, việc chọn năm, ngày và giờ động thổ phải tuân theo những quy tắc nhất định của phép xem ngày tốt xấu hợp tuổi. Gia chủ có thể nhờ thầy để xem cho chuẩn xác.

Chọn ngày động thổ
Chọn ngày động thổ khi xây nhà

2. Quy trình xây nhà từ móng đến mái

2.1 Những lưu ý trước khi khởi công xây dựng nhà ở

  • Thông báo ngày khởi công đến cơ quan nhà nước:
    • Pháp luật quy định chủ đầu tư phải thông báo ngày khởi công tới cơ quan cấp phép trước 7 ngày. 
    • Nếu chủ nhà đảm bảo nộp đủ các loại giấy tờ xin phép xây dựng thì thông thường sẽ nhận được giấy cấp phép xây nhà trong vòng 10 – 20 ngày.
  • Khảo sát công trình lân cận:
    • Nếu có ý định thi công xây nhà xen kẽ các công trình đang trong giai đoạn thi công khác, chủ đầu tư nên nhờ nhà thầu lập hồ sơ hiện trạng các nhà lân cận để có thể khiếu nại được sau này nếu có tai nạn nào xảy ra.
    • Trước khi lập sơ đồ, đo vẽ cần có sự xác nhận của các bên công trình đang thi công dở bên cạnh.
  • Giám sát thi công:
    • Giám sát công trình là người đảm bảo chất lượng công trình đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và thiết kế, đồng thời tư vấn cho chủ nhà cách giảm thiểu chi phí và quản lý vật tư hiệu quả. 
    • Gia chủ có thể tự giám sát nếu có đủ năng lực và kinh nghiệm mua nhà, sửa nhà. 
    • Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian, công sức và bảo đảm ít phát sinh chi phí nhất, chủ nhà nên thuê đơn vị có trình độ giám sát rồi kiểm tra lại mỗi ngày qua nhật ký thi công. 
Quy trình xây nhà từ móng đến mái
Lựa chọn đơn vị xây nhà trọn gói để tiết kiệm thời gian và công sức

2.2 Xây nhà phần thô

Đây là một trong những phần vô cùng quan trọng trong quy trình xây nhà từ móng đến mái bởi nó chính là phần khung xương cấu tạo nên ngôi nhà. Do đó, khung xương này được cấu tạo bởi 6 thành phần chính: cột nhà, dầm nhà, bản sàn, tường nhà và cầu thang. Phần này còn thường được gọi là xây dựng phần thô

Quy trình xây nhà từ móng đến mái gồm các bước sau:

Bước 1: Tiến hành đào móng, dựa theo bản vẽ kỹ thuật mà dùng đúng loại móng để đóng cọc.

Bước 2: Sau khi đào móng thì tiến hành những công đoạn để làm móng nhà, đường cống thoát nước, bể phốt và các công trình ngầm.

Bước 3: Khi phần móng chắc chắn, kiên cố rồi thì tiến hành xây dựng phần khung xương. Việc thực hiện xây dựng phần khung xương nhà cũng giống như làm móng đó là: đan thép, ghép coppha, đổ và đầm bê tông, xây tường.

Khi thực hiện xây dựng cần lưu ý những điều sau:

  • Cần phải làm theo đúng bản vẽ kết cấu, sử dụng đúng chủng loại vật liệu và tránh làm xô lệch thép, khi kiểm tra thấy thép bị lệch cần tìm biên pháp xử lý hoặc làm cái mới. 
  • Coppha được lựa chọn phải đảm bảo chất lượng, tránh làm biến dạng bê tông khi đổ.
  • Bê tông cần phải trộn theo đúng tỷ lệ, sao cho hỗn hợp này có thể kết dính tốt, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn. 
  • Kiểm tra chất lượng bê tông xem đã đạt chưa, nếu rồi thì rút coppha một cách cẩn thận, nếu chưa thì cần để thêm thời gian tránh ảnh hưởng chất lượng của bê tông, của công trình.
  • Tường được xây phải thẳng, mạch đều và chắc chắn.

Bước 4: Thiết kế đường ống nước sinh hoạt, đường dây điện, chèn khuôn cửa,…

Bước 5: Làm mái nhà theo đúng bản vẽ kỹ thuật.

Nếu gia chủ là người bận rộn, không có thời gian để giám sát thi công, gia chủ có thể tham khảo về dịch vụ xây nhà trọn gói Hải Phòng để tiết kiệm thời gian, công sức.

Xây nhà trọn gói Munhaus
Xây nhà trọn gói Munhaus

2.3 Quy trình nghiệm thu và hoàn thiện

Công tác hoàn thiện thi công và trang trí các phần còn lại thì có thể đưa nhà vào sử dụng sau khi nghiệm thu:

  • Tô trát tường vách song, sử dụng lưới tô tường, trát tường ở vị trí tiếp giáp cột, khoan đục bê tông dư thừa, tường nội thất đã xây, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng.
  • Đóng trần thạch cao và đi hệ thống điện đèn trần nhà.
  • Đi đường ống hệ thống điện, nước âm tường kiểm tra và nghiệm thu.
  • Đóng lưới chống nứt tại các đường đi điện nước.
  • Lắp ráp thiết bị điện, nước, cấp nước, thoát nước, nắp hố ga bê tông, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng để sử dụng.
  • Lắp dựng cửa gỗ, cửa sắt, thép, nhôm, xây tường mặt tiền, ngăn phòng, tường vệ sinh kiểm tra và nghiệm thu.
  • Thi công toàn bộ khóa cửa, kiểm tra và nghiệm thu.
  • Trét bả matit, sơn nước, sơn dầu tường nội ngoại thất, trét 2 lớp, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng.
  • Ốp lát gạch đá trang trí mặt tiền, ốp đá cầu thang, mặt bếp, tam cấp nếu có, kiểm tra và nghiệm thu đá hoa cương.
  • Tô trát tường nội thất, toilet, mặt tiền, kiểm tra và nghiệm thu.
  • Lắp lan can, tay vịn cầu thang, lan can mặt tiền.
  • Chống thấm sàn, ban công, sàn vệ sinh, sân thượng, mái, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng.
  • Cán vữa nền nhà, ốp lát nền nhà, toilet, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng.

Vệ sinh và kiểm tra nghiệm thu lại toàn bộ công trình trước khi bàn giao cho chủ đầu tư. 

Trên đây là Quy trình xây nhà hoàn thiện từ việc chuẩn bị hồ sơ xây dựng đến xây dựng từ móng đến mái gồm các bước từ thi công đến hoàn thiện. Gia chủ có thể dựa vào đó để tiến hành lên kế hoạch và có các bước nghiệm thu và chuẩn bị tài chính sao cho phù hợp.

HOTLINE TƯ VẤN

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

BÀI VIẾT KHÁC

Thương hiệu Munhaus được sáng lập bởi Nhà thiết kế Nguyễn Duy Hải với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công công trình. 

Bằng nền tảng kiến thức vững chắc, gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều Munhaus mang đến cho từng khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0876 02 8866