Điểm danh 13 loại mái nhà đang được ưa chuộng hiện nay

Theo dõi Munhaus qua Google New
5/5 - (1 bình chọn)

Mái nhà là bộ phận không thể thiếu quyết định đến thẩm mỹ và kiểu dáng của ngôi nhà. Hãy cùng Munhaus tìm hiểu về các loại mái nhà phổ biến qua bài viết sau đây.

1. Cấu trúc mái nhà tại Việt Nam

Tại Việt Nam, có nhiều loại mái nhà khác nhau phản ánh sự đa dạng trong văn hóa và đặc trưng về khí hậu của từng vùng miền. Tuy nhiên, về cấu trúc mái nhà, có thể chia ra thành 2 dạng khác nhau:

1.1 Mái nhà cấu trúc mở

Mái nhà cấu trúc mở là loại mái chỉ có mình lớp ngói hoặc tôn lợp mà không có lớp ngăn cản nước, chống thấm dột nào khác. Hiểu theo một cách đơn giản khác, cấu tạo bên dưới lớp lợp chỉ có hệ thống xà gồ, rui mè và vì kèo, ngoài ra không thêm bất cứ thành phần nào.

Đối với hệ mái mở, thì khả năng chống rò rỉ nước hay chống dột là phụ thuộc hoàn toàn vào ngói lợp. Nếu có nước ngấm vào nhà, chảy giọt trên trần gây ra hiện tượng thấm dột thì nguyên nhân là do quá trình lợp ngói không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Điều này sẽ gây cho bạn rắc rối và phiền toái vì một chiếc mái dột!

Ngói lợp trong hệ mái mở thường được gọi là “mái chức năng” bởi vì chúng có thể cho phép luồng không khí nóng ở phần áp mái thoát ra ngoài qua đoạn chồng nhau giữa các viên ngói.

Mái nhà cấu trúc mở
Mái nhà bằng kính với cấu trúc mở trong nhà hàng hiện đại

1.2 Mái nhà cấu trúc đóng

Mái nhà cấu trúc đóng là loại mái có một lớp vật liệu chống xuyên nước dưới ngói lợp. Tùy vào nhu cầu cũng như điều kiện của từng gia đình mà người ta có những sự lựa chọn vật liệu khác nhau: bê tông, tôn sóng, trần gỗ, giấy dầu chống thấm…

Cấu trúc của mái đóng có nhiều điểm khác biệt so với mái mở.

Đối với nhà mái đóng, ngói (tôn) có tác dụng trang trí và tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà là chủ yếu. Tuy không có công năng che nắng, che mưa nhưng khả năng bị thấm dột thấp vì bên dưới lớp ngói đã có một lớp vật liệu khác làm nhiệm vụ ngăn nước. Đối với nhà cấu trúc mái đóng, ngôi nhà được bảo vệ an toàn bởi hai lớp, nên khả năng thấm dột và cách nhiệt tốt hơn.

Tuy nhiên, có trường hợp mái nhà bị dột vì khi thi công kém cẩn thận khiến cả hai lớp bảo vệ này có thể bị thủng, khiến nước thâm nhập dễ dàng.

Mái nhà cấu trúc đóng
Mái nhà với cấu trúc đóng

2. Các loại mái nhà thường thấy tại Việt Nam

Các loại mái nhà ở Việt Nam có thể thay đổi theo từng vùng miền, môi trường và những yêu cầu trong từng công trình kiến trúc cụ thể.

2.1 Phân loại mái nhà theo hình thức

Mái nhà phân loại theo hình thức được chia làm 3 dạng đó là mái bằng, mái dốc, và mái lệch.

A. Nhà mái dốc

Nhà mái dốc là một trong những hình thức mái nhà được sử dụng nhiều nhất từ xưa đến nay tại Việt Nam. Đây là kiểu mái đặc trưng được sử dụng nhiều trong các thiết kế nhà cấp 4 (kiểu nhà dốc 2 bên) hay nhà mái ngói 3 gian.

Hiện tại cũng có rất nhiều các mẫu thiết kế biệt thự đẹp cũng đang áp dụng kiểu mái dốc tạo sự bề thế và sang trọng cho công trình.

Nhà mái dốc phổ biến tại Việt Nam
Nhà mái dốc là hình thức mái phổ biến nhất tại Việt Nam
Nhà mái dốc
Nhà mái dốc

B. Nhà mái bằng

Đặc trưng của nhà mái bằng là một mái liền phủ toàn bộ cấu trúc mái. Với kiến trúc mái bằng, ngôi nhà sẽ trở nên cực kỳ sang trọng, hiện đại, đầy trẻ trung.

Mái bằng có tác dụng nhấn mạnh hơn về mặt hình khối kiến trúc của ngôi nhà. Mái bằng thường được sử dụng trong phong cách thiết kế kiến trúc hiện đại.

Nhà mái bằng
Nhà mái bằng nhấn mạnh hơn các hình khối trong kiến trúc hiện đại

C. Nhà mái lệch

Nhà mái lệch là sự cách điệu so với mái dốc truyền thống. Hai mảng mái từ một đỉnh dốc xuôi về hai bên và độ dài hai cánh khác nhau, hoặc là từ hai đỉnh khác nhau dốc nghiêng về giữa. Đáng chú ý, mái lệch dốc về hai phía khác nhau thì độ dốc khác nhau, tạo nên hiệu ứng đẹp mắt.

Nhà mái lệch có hình khối kiến trúc độc lạ, tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, mái lệch có độ dốc lý tưởng giúp thoát nước nhanh, không bị đọng hay thấm nước. Tuy nhiên, thi công nhà mái lệch phức tạp nên đòi hỏi thợ phải có tay nghề, kỹ thuật cao.

Nhà mái lệch
Nhà mái lệch
Nhà mái lệch với kiến trúc mái độc đáo
Nhà mái lệch tạo hiệu ứng đẹp mắt

2.2 Phân loại mái nhà theo kết cấu mái

A. Mái bê tông cốt thép

Mái bê tông cốt thép chính là dàn kết cấu có tác dụng chống đỡ cho phần mái nhà, được liên kết trực tiếp với các khớp cột của công trình.

Vì là kết cấu của bê tông cốt thép tương tự như một sàn nhà, trong đó có vữa, hệ khung cốt thép nên mái nhà này rất chắc chắn & bền vững theo thời gian. Nó có thể an toàn khi có mưa đá, gió lớn, chống côn trùng, không mục nát và phòng được hoả hoạn ở mức độ nhỏ. Độ bền của mái bê tông có thể lên đến 50 năm hoặc hơn nữa. Sau này khi bị xuống cấp thì chúng ta cũng có thể dễ dàng cải tạo nhà mái bê tông chứ không cần lo lắng về vấn đề thấm dột khi công trình sử dụng quá lâu.

Mái nhà bê tông cốt thép
Mái bê tông cốt thép

B. Mái khung (giàn) phẳng với vật liệu tre – gỗ – thép

Là những dạng mái sử dụng kèo, vì kèo, tường thu hồi… chịu lực cùng các lớp kết cấu khác (tuỳ loại vật liệu lợp mái). Mái ngói có các lớp kết cấu: Vì kèo, hoành, rui, mè (hoặc vì kèo, xà gồ, cầu phong, litô), mái tôn có các lớp: vì kèo, xà gồ… Loại mái này dễ tháo lắp các cấu kiện.

Mái khung thường được sẽ được sử dụng trong những thiết kế của khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nhằm đem đến cảm giác ấm cúng và mát mẻ cho du khách trong quá trình sử dụng.

Kiểu mái khung giàn thường không được phổ biến trong việc thiết kế mái nhà ở, đặc biệt là thiết kế mái của biệt thự do những yêu cầu về tải trọng khá thấp.

Mái khung kèo thép siêu nhẹ
Mái khung kèo thép siêu nhẹ

C. Mái giàn không gian

Hệ kết cấu giàn của mái giàn thép không gian được thiết kế nhằm chịu lực theo nhiều chiều khác nhau.

Ưu điểm vượt trội của giàn mái này là có kết cấu vững chắc, bền đẹp và độc đáo. Kết cấu giàn không gian được sử dụng nhiều trong việc xây dựng các công trình công cộng vì chúng có thể tận dụng tối đa khả năng làm việc của các phần tử thanh chịu lực dọc, nên khá tiết kiệm vật liệu và an toàn trong sử dụng.

Mái giàn không gian
Mái giàn không gian

2.3 Phân loại mái nhà theo vật liệu

A. Mái ngói

Mái ngói sở hữu nhiều ưu điểm về độ bền, khả năng chịu nhiệt cao,… Chính vì vậy mà nó vẫn luôn được sử dụng phổ biến trong nhiều loại công trình.

Việc thi công mái ngói khá dễ dàng vì được lợp bằng hệ thống vì kèo, xà gồ gỗ. Trong quá trình thi công mái ngói nên chọn thép mạ sẽ không bị rỉ sét như thép hộp vì như thế thì thời gian sử dụng được lâu hơn.

Bạn nên tránh đi lại trên mái ngói để tránh tối đa tình trạng xuất hiện các vết nứt làm nước mưa có thể lọt vào và gây ra tình trạng không mong muốn là thấm dột mái ngói.

Mái ngói
Mái ngói là loại mái phổ biến trong xây dựng

B. Mái bê tông dán ngói

Kết cấu mái bê tông dán ngói hoàn toàn bằng bê tông cốt thép. Khi thi công ngói dán được liên kết với nhau và mặt phẳng nền bê tông, độ dốc của ngói dán phụ thuộc vào độ dốc của nền mái nhà.

Biện pháp thi công của mái bê tông dán ngói thường được sử dụng là ghép ván khuôn, đặt thép và đổ bê tông, sau cùng là dán ngói lên trên.

Mái bê tông dán ngói
Mái bê tông dán ngói

C. Mái tôn

Mái tôn là loại mái rất phổ biến trong các thiết kế nhà hiện đại vì ưu điểm của phương pháp lợp mái tôn có chi phí rẻ và thời gian thi công xây dựng nhanh và giá thành lại khá rẻ.

Mái tôn có đầy đủ kiểu dáng và vẻ ngoài gần như giống mái ngói thật đến 90% tuy nhiên chất lượng của mái tôn lại không được bằng mái ngói thật. Trên thị trường đang có nhiều loại mái tôn khác nhau phục vụ cho nhiều công trình. Chẳng hạn các loại tôn chống nóng, chống ồn như: Tôn mát, Cát Tường, bông thủy tinh

Trên thực tế, mái tôn được sử dụng phổ biến để lợp mái cho nhà kho, nhà xưởng…

Loại mái nhà này có trọng lượng khá nhẹ với nhiều dạng khác nhau như sóng vuông, sóng tròn hay tôn giả ngói cho bạn lựa chọn.

Mái tôn
Mái tôn

D. Mái kính

Hệ thống mái kính thường xuyên sử dụng kính cường lực hay kính dán an toàn để thi công trên các hệ khung sắt, khung nhôm, khung inox.

Đối với hệ khung sẽ được gia cố cẩn thận bằng việc sử dùng keo có kết cấu an toàn hoặc kết hợp với các phụ kiện như spider  để đảm bảo tính chịu lực tốt và độ bền cao

Hệ thống mái kính
Hệ thống mái kính

E. Mái lợp bằng tấm nhựa trong suốt

Tấm nhựa trong suốt hay còn được gọi là tấm nhựa lấy sáng polycarbonate là loại tấm nhựa trắng có màu trong suốt. Thành phần chính cấu tạo nên loại tấm nhựa này là gốc polymer và các hợp chất của cacbon tạo thành. Tấm nhựa trong suốt lợp mái là sản phẩm được sử dụng nhiều cho các công trình mái hiên , giếng trời, nhà kính, điểm chờ sân ga xe buýt và cả những công trình sang trọng.

Nhựa trong suốt lợp mái
Sử dụng tấm nhựa trong suốt lợp mái

Loại tấm lợp lấy sáng đặc ruột này có rất nhiều các ưu điểm như: chống nhiệt, cách điện, xuyên sáng tốt và khả năng tự phân hủy (thân thiện môi trường), sản phẩm này đang rất được ưa chuộng và hứa hẹn sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai.

Tấm polycarbonate đặc có độ trong suốt tương đương với kính, nhưng lại có vượt trội hơn ở độ bền (> 200 lần so với Kính) và  trọng lượng nhẹ hơn ½ trọng lượng của kính.

F. Tấm lợp sinh thái

Tấm lợp sinh thái hay còn được gọi là ngói sinh thái hay tôn sinh thái (tên tiếng anh là Ecological roofing sheet) là loại vật liệu lợp mái có trọng lượng rất nhẹ phù hợp nhiều loại công trình đòi hỏi yếu tố thẩm mỹ cao và thân thiện với môi trường. Đặc tính nổi bật của loại tấm lợp sinh thái đó là không bị oxi hóa bởi muối biển, các loại hoá chất, amoniac… Đặc biệt hơn tấm lợp sinh thái cũng có khả năng chống ồn rất tốt, không tiếng ồn khi mưa, có tính dẻo dai, linh hoạt.

tấm lợp sinh thái
Tấm lợp sinh thái hay tôn sinh thái

2.4. Phân loại mái nhà theo các phong cách kiến trúc

A. Mái Mansard

Xuất hiện từ thế kỷ 17, mái Mansard trở thành trào lưu rầm rộ với vẻ đẹp cân đối hoàn hảo. Hiện nay, loại mái này ngày càng được ưa chuộng sử dụng trong lối thiết kế tân cổ điển tại nước ta. Thiết kế mái marsand cho phép gia chủ tận dụng được toàn bộ không gian tầng mái để sử dụng, thiết kế mái với chiều cao, vật liệu mái và những chi tiết phào chỉ trang trí mái ngói cho công trình nhà biệt thự vẻ bề thế, hoành tráng và vô cùng sang trọng.

Mái Mansard
Mái Mansard

B. Mái Nhật

Theo tên gọi thì nhà mái Nhật là một thiết kế được xuất phát từ đất nước mặt trời mọc và du nhập vào nước ta trong những năm gần đây. Loại kiến trúc mái này còn có tên gọi khác là mái lùn bởi chúng có độ dốc mái nhẹ và mở rộng ra theo các hướng khác nhau và được thiết kế chồng lớp.

Đây được xem là thiết kế đăc trưng của kiến trúc Nhật Bản do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nơi đây như ít mưa nên mái chỉ cần độ dốc vừa phải để dễ dàng thoát nước để tiết kiệm chi phí. Và mẫu kiến trúc này khi đưa vào nước ta sẽ được điều chỉnh về độ dốc để vẫn giữ được đường nét chính nhưng vẫn đảm bảo thoát nước mưa ở vùng nhiệt đới.

Nhà mái nhật
Mẫu nhà vườn mái Nhật

C Mái Thái

Nhà mái Thái là kiểu kiến trúc có nguồn gốc từ Thái Lan, đặc trưng bởi phần mái được xây hình chữ A với độ dốc tương đối lớn. Một căn nhà thường có nhiều lớp mái xếp chồng lên nhau tạo nên ngoại thất đẹp mắt, ấn tượng. Lối thiết kế này đặc biệt phù hợp với những công trình dân dụng từ 1 – 3 tầng, tạo không gian thoáng đãng, rộng rãi phù hợp với nhu cầu sinh hoạt gia đình.

Nhà cấp 4 mái thái
Nhà mái Thái cấp 4

3. Thiết kế mái nhà theo phong thủy

“Bài thủy – Cách nhiệt – Triệt lôi” là 3 yếu tố quan trọng trong phong thủy mái nhà

“Bài thủy” là yếu tố đầu tiên cần chú ý trong phong thủy mái tôn. Bài thủy theo nghĩa Hán Việt là thoát nước, tháo nước, rút nước. Để mái nhà lợp tôn bền lâu trong miền khí hậu nhiệt đới là điều không dễ, vì thế thiết kế mái nhà và vật liệu làm mái phải đáp ứng được yếu tố “bài thủy” nhằm mục đích thoát nước tốt, chống ứ đọng, góp phần chống ăn mòn, gỉ sét, tăng tuổi thọ mái tôn.

“Cách nhiệt” là yếu tố thứ 2 cần chú ý trong phong thủy mái tôn, mái tôn phải có tác dụng cách nhiệt, giảm nhiệt cho ngôi nhà.

Đây là yếu tố quan trọng trong phong thủy mái tôn, ảnh hưởng tới sự an toàn của các thành viên trong gia đình, tuy nhiên nhiều người lại chủ quan, chưa chú ý đến yếu tố này trong thiết kế mái nhà.

Để đảm bảo yếu tố “triệt lôi” trong phong thủy, khi làm mái tôn cần làm dây dẫn sét tiếp xúc với cột tiếp địa được chôn sâu dưới đất.

4. Xu hướng thiết kế mái nhà được ưa chuộng hiện nay

4.1 Mái kiểu lều

Loại mái xuất hiện phổ biến trong kiến trúc nhà hộp vuông có kích thước dài rộng tương đương nhau nằm trong báo giá xây dựng nhà hợp lý. Khi thiết kế mái nhà kiểu này, bốn mặt đều có là hình tam giác giống nhau tức là có cùng kích thước và độ dốc.

Mái kiểu lều
Mái kiểu lều

4.2 Mái kiểu yên ngựa

Loại mái yên ngựa rất được người dân Indonesia ưa chuộng do thích hợp với điều kiện khí hậu của họ. Do tương đương về khí hậu, kiểu mái này nhanh chóng trở nên thịnh hành ở Việt Nam.

Mô hình mái thường xuyên được sử dụng cho các tòa nhà trường học hoặc văn phòng. Kiểu mái này đặc biệt với kết cấu hình tháp và độ dốc 30-40. Cấu trúc này sẽ giúp nước mưa sẽ dễ dàng chảy xuống và có trần nhà cao nên luôn làm ngôi nhà thông thoáng giúp giảm nhiệt độ trong nhà.

Mái kiểu yên ngựa
Mái kiểu yên ngựa

4.3 Nhà mái dốc một phía

Kiểu mái dốc một phía ngày trước thường được sử dụng nhiều cho nhà xưởng và chủ yếu chỉ cần nó che nắng mưa cho máy móc thiết bị.

Đây là kiểu mái khá độc đáo, mang lại nét đẹp riêng, dành cho những ai yêu thích sự phá cách.

Nhà mái dốc về một phía
Nhà mái dốc về một phía

4.4 Mái kiểu tứ diện

Thiết kế mái nhà kiểu tứ diện có tên gọi khác là mái kim tự tháp, với kết cấu bốn mặt gồm hai mặt hình thang và hai mặt tam giác.

Mái kiểu tứ diện
Mái kiểu tứ diện

4.5 Mái đa diện

Cấu trúc thiết kế mái đa diện là một sự kết hợp của mái bằng và mái dốc. Kiểu này phù hợp cho ngôi nhà có diện tích vừa và lớn.

Nhà mái lệch đa diện
Nhà mái đa diện

4.6 Mái bằng

Mái bằng có phần mái được xây dựng và thiết kế đổ bằng bê tông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép. Kiến trúc này có cấu trúc vững chắc, bao gồm lớp kết cấu chịu lực, lớp tạo dốc và lớp chống thấm.

Cấu trúc này thích hợp ứng dụng cho nhà cấp 4 nhỏ gọn hoặc hiện đại theo phong cách tối giản, tạo lên một ngôi nhà ống, nhà hộp xinh xắn.

Nhà mái bằng
Nhà mái bằng hiện đại

4.7 Mái Mansard

Mái Mansard hay còn gọi là mái nhà kiểu pháp thường được sử dụng phổ biến trong mẫu biệt thự kiểu cổ điển hoặc tân cổ điển kiểu Pháp cho tầng trên cùng của căn nhà hoặc biệt thự có tác dụng chống nóng và chống lạnh hiệu quả.

Mái nhà kiểu pháp
Mái kiểu pháp

4.8 Mái thái

Hiện nay những mẫu nhà mái thái ngày càng được nhiều gia đình yêu thích bởi nó không chỉ đẹp về tính thẩm mỹ mà còn tối ưu rất tốt  mặt bằng công năng sử dụng. Kiến trúc mái thái không chỉ được sử dụng ở các mẫu nhà hiện đại, nhà phố mà còn kết hợp với nhiều phong cách khác nhau tân cổ điển, cổ điển hay các xu hướng kiến trúc mới.

Nhà cấp 4 mái thái
Nhà cấp 4 mái thái hiện đại

4.9 Mái Nhật

Trên thực tế hiện nay nhiều người thường nhầm lẫn giữa nhà mái Nhật và nhà mái Thái do các mẫu nhà mái Thái ở nước ta thường được điều chỉnh độ dốc thấp hơn so với kiểu truyền thống của Thái Lan để đảm bảo vừa thoát nước hiệu quả lại vừa đảm bảo sự cân bằng đồng đều.

Trên thực tế bên cạnh điểm giống nhau duy nhất của hai loại mái này là có độ dốc và sử dụng ngói dán thì ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của chúng là ở độ dốc và mái chóp. Cụ thể là nhà mái Thái tuy đã được điều chỉnh nhưng vẫn có thể thấy được rằng nhà mái Thái đó độ dốc lớn hơn hẳn. Đặc biệt trong thiết kế có thể dễ dàng nhận thấy được rằng nhà mái Thái có thiết kế đỉnh chóp nhọn còn nhà mái Nhật sẽ không có yếu tố này.

Nhà mái nhật
Nhà mái nhật

4.10 Mái vòm Dome

Mái vòm dome có hình dạng giống như một nửa quả bóng, kiểu mái chủ yếu sẽ có ở các nhà thờ Hồi giáo. Mái vòm cũng sẽ được xây dựng cho các phòng hòa nhạc, viện bảo tàng hay các tòa nhà dành cho các hoạt động nghệ thuật khác.

Mái vòm Dome
Mái vòm Dome

4.11 Mái Gambrel

Mái nhà Gambrel (mái Hà Lan, mái bầu, mái khuỷu) là loại mái gồm 2 mặt phẳng ở hai đầu và hai mái dốc ở hai bên còn lại. Tương tự mái Mansard, phía dưới mái Gambrel có độ dốc gần như thẳng đứng.

Mái nhà gambrel
Mái nhà gambrel

4.12 Mái bướm

Mái bướm là hình đối xứng của kiểu mái yên ngựa, có hai rìa cao hơn phần dốc. Cấu trúc mái này sẽ giúp mái hứng nước mưa rất tốt phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Nhà mái bướm
Mái bướm có 2 rìa cao hơn phần giữa mái

4.13 Mái yên ngựa kép

Thiết kế kiểu mái yên ngựa kép tạo nên hình khối độc đáo. Khi nhìn từ phía trước của ngôi nhà bạn sẽ thấy hình chữ M. Có thể thấy ngôi nhà đã lược bỏ các chi tiết phào chỉ hoa văn rườm rà, chủ yếu sử dụng những khồi hình ngang, dọc đơn giản mang lại vẻ đẹp khỏe khoắn, vuông vức và vững chãi.

Mái yên ngựa kép
Mái yên ngụa kép

HOTLINE TƯ VẤN

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

BÀI VIẾT KHÁC

Thương hiệu Munhaus được sáng lập bởi Nhà thiết kế Nguyễn Duy Hải với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công công trình. 

Bằng nền tảng kiến thức vững chắc, gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều Munhaus mang đến cho từng khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0876 02 8866