Kích thước ban công tiêu chuẩn

Kích thước ban công tiêu chuẩn theo từng loại nhà – Mẫu ban công đẹp

Theo dõi Munhaus qua Google New
5/5 - (1 bình chọn)

Ban công thường được tận dụng để làm nơi thư giãn hay trồng cây xanh. Bày một bàn trà ngắm bình minh, bố trí ghế thư giãn ngồi đọc sách hay trồng một khu vườn nhỏ đầy hoa trái,…Ban công là một thiết kế thường thấy cho các công trình như: Nhà phố, chung cư, biệt thự,…Vì thế, kích thước ban công chuẩn vô cùng quan trọng vì nó liên quan đến độ an toàn và tính thẩm mỹ của căn nhà.

Theo đó, những thắc mắc về kích thước tiêu chuẩn và cách trang trí ban công đẹp khiến nhiều người mất khá nhiều thời gian khi tìm hiểu. 

Kích thước ban công
Kích thước ban công theo tiêu chuẩn pháp luật và trong xây dựng

Đặc điểm của ban công

Ban công cũng là một yếu tố quan trọng trong thiết kế kiến trúc, giúp tạo ra sự thông thoáng, hài hòa và đẹp mắt cho ngôi nhà.

Ban công là gì?

Ban công (balcony) là một thuật ngữ kiến trúc có nguồn gốc từ tiếng Pháp (balcon /balkɔ̃/) và thường xuất hiện ở những căn nhà phố, biệt thự nhiều tầng hay loại hình căn hộ chung cư. Về định nghĩa thì ban công là khái niệm để chỉ phần được thiết kế nhô ra khỏi mặt bằng tổng thể và được liên kết với nhau bởi một bức tường. Ban công thường được xây dựng bắt đầu từ tầng hai, có thể thiết kế dành riêng cho phòng ngủ hoặc không gian sinh hoạt chung. Thiết kế ban công đẹp không chỉ giúp căn nhà thêm phần thông thoáng, sáng sủa mà còn có thể tận dụng làm thành nơi thư giãn tuyệt vời.

Ban công là gì
Ban công là gì?

Phân biệt ban công và lô gia

Lô gia là cách đọc Việt hóa của từ loggia – một từ có nguồn gốc từ tiếng Ý. Lô gia trong từ điển Oxford tiếng anh được mô tả một hành lang hoặc một gian phòng với một hoặc nhiều mặt phẳng mở. Đặc biệt có một mặt tạo thành một phần của ngôi nhà và một mặt mở ra khu vườn. Hoặc cũng có thể hiểu lô gia là một phần không gian mở tạo ra mặt thoáng cho ngôi nhà.

Phân biệt giữa ban công và loggia
Lô gia tạo ra một không gian mở ngay trong mặt bằng ngôi nhà.

Quy định về kích thước của ban công

Trước khi xây dựng ban công cho ngôi nhà của mình, bạn cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về kích thước ban công. Theo Thông tư số 19/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng, ban công là một trong những hạng mục thuộc diện tích xây dựng không tính vào diện tích sàn xây dựng.

Tuy nhiên, ban công cũng phải tuân theo các quy định sau:

Áp dụng điều 2.8.10 trong Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng (ban hành kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành: “Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng”) như sau:

Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;

+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:

+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

Chiều rộng lộ giới (m)Độ vươn ra tối đa Amax (m)
Dưới 7m0
7¸120,9
>12¸151,2
>151,4

Vậy, nếu chiều rộng lộ giới do mỗi địa phương quy định thì độ vươn ra của ban công sẽ khác nhau đối với từng địa phương, nếu địa phương chỉ cho phép đua ra 60cm thì địa phương nơi gia đình bạn xây nhà đã căn cứ vào chiều rộng lộ giới của địa phương đó.

Trong đó, Chiều rộng lộ giới là khoảng cách từ tâm đến điểm cuối cùng của đường lộ giới. Khi xây dựng, chiều cao tối đa của công trình cũng sẽ được quy định phụ thuộc vào lộ giới. Chiều cao tối thiểu được quy hoạch nhằm để đồng bộ với khu dân cư. Ở đô thị, lộ giới được xác định là phần đất dành làm đường giao thông đô thị bao gồm toàn bộ lòng đường, lề đường và vỉa hè.

Kích thước ban công tiêu chuẩn trong xây dựng

Ngoài việc tuân theo các quy định của pháp luật và chính quyền địa phương. Bạn cũng nên tham khảo các kích thước ban công tiêu chuẩn để có được một không gian ban công vừa đẹp vừa tiện lợi.

Theo các chuyên gia kiến trúc, kích thước ban công tiêu chuẩn là:

  • Chiều rộng: từ 1.2 đến 1.5 mét.
  • Chiều sâu: từ 0.8 đến 1.2 mét.
  • Chiều cao lan can: từ 1.1 đến 1.2 mét.

Với kích thước này, bạn có thể sử dụng ban công cho nhiều mục đích khác nhau, như trồng cây, phơi đồ, thư giãn, tiếp khách, hay làm nơi sinh hoạt chung cho gia đình.

Bạn cũng có thể bố trí được các đồ nội thất như bàn ghế hoặc cây cảnh một cách hợp lý và thoải mái.

Kích thước ban công theo tiêu chuẩn xây dựng
Kích thước ban công đủ để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau

Kích thước ban công nhà ống

Nhà ống là loại nhà phổ biến ở các thành phố lớn, có chiều rộng hẹp và chiều dài dài. Ban công của nhà ống thường được xây dựng ở tầng hai trở lên, nối liền với phòng khách hoặc phòng ngủ. Kích thước ban công nhà ống tiêu chuẩn là:

  • Chiều rộng: từ 0.8 đến 1 mét.
  • Chiều sâu: từ 0.6 đến 0.8 mét.
  • Chiều cao lan can: từ 1 đến 1.
Kích thước ban công theo từng loại nhà
Kích thước ban công theo từng loại nhà

Kích thước ban công chung cư

Đối với nhà chung cư, đa phần khi xây dựng ban công, chủ đầu tư dự án chung cư sẽ phải tuân thủ quy định trên. Theo đó:

  • Ban công nhà chung cư không được nhô ra khi lộ giới nhỏ hơn 7m.
  • Chung cư khi xây dựng được phép nhô ban công ra tối đa 0.9m nếu lộ giới từ 7 – 11m.
  • Được phép nhô ban công tối đa 1.2 nếu lộ giới ở khu chung cư đó rộng từ 12 – 15m.
  • Ban công được xây dựng nhô ra tối đa 1.4m nếu lộ giới có độ rộng từ 16m trở lên.
Kích thước ban công chung cư
Kích thước tiêu chuẩn trong thiết kế ban công chung cư

Kích thước ban công biệt thự

Biệt thự là loại nhà sang trọng, có diện tích đất rộng và chiều cao thấp. Do đó, kích thước ban công biệt thự thường rất lớn, từ 5-10 mét vuông trở lên.

Bạn có thể thiết kế ban công biệt thự ở tất cả các tầng, tùy theo sở thích và nhu cầu của gia đình.

Ban công biệt thự
Kích thước ban công biệt thự

Kích thước ban công nhà phố

Nhà phố là loại nhà có diện tích đất vừa phải và chiều cao trung bình. Do đó, kích thước ban công nhà phố cũng khá đa dạng, từ 3-6 mét vuông. Bạn có thể thiết kế ban công nhà phố ở tầng trệt hoặc tầng cao, tùy theo mục đích sử dụng và yêu cầu của quy hoạch đô thị.

Kích thước ban công nhà phố tùy thuộc vào sở thích và quy định địa phương

Các mẫu ban công đẹp và dễ thực hiện

Với nhiều anh/chị, ban công đẹp là góc thư lý tưởng vời sau một ngày làm việc vất vả. Chỉ với một bộ bàn ghế mini là anh/chị có thể tận hưởng bầu không khí thoáng mát rồi.

Ý tưởng thiết kế ban công chung cư

Chung cư là một khu vực lý tưởng cho những mẫu ban công chung cư đẹp do có tầm nhìn tốt. Bạn có thể ngắm nhìn chuyển động của cả thành phố nếu đang sở hưu cho mình một căn chung cư với view “triệu đô”.

Hãy cùng Munhaus điểm qua một vài ý tưởng thiết kế ban công chung cư sau đây

Ý tưởng thiết kế ban công chung cư
Ban công chung cư với cây xanh đầy thư giãn
Thiết kế ban công cho chung cư với view “triệu đô”
Mẫu thiết kế ban công chung cư
Bạn có thể ngắm nhìn cả thành phố do tầm nhìn tốt của ban công chung cư
Mẫu thiết kế ban công với kính
Mẫu ban công chung cư với kính trắng
Ban công chung cư nhỏ
Thiết kế ban công chung cư nhỏ

Trang trí ban công nhà phố

Đặc điểm của những Ban công phòng ngủ trong nhà phố đó là tầm nhìn hạn chế hơn chung cư cao tầng. Vậy, đối với Ban công nhà phố, cần phải trang trí như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu những thiết kế ban công nhà phố ngay sau đây

Ban công nhà phố
Mẫu thiết kế ban công nhà phố
Mẫu ban công nhà phố
Ban công nhà phố đón ánh nắng thoáng đãng
Trang trí ban công nhà phố
Trang trí ban công nhà phố đơn giản
Mẫu thiết kế ban công nhà phố nhỏ đẹp
Thiết kế ban công nhà phố
Thiết kế ban công cho nhà phố
Thiết kế ban công đẹp cho nhà phố
Mẫu thiết kế ban công nhà phố đẹp
Góc thư giãn và nghỉ ngơi

Munhaus Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp anh/chị có thêm những ý tưởng để thiết kế và xây dựng ban công đơn giản nhưng đẹp mắt.

Tham khảo thêm: Phương án cải tạo nền nhà thấp hơn mặt đường

HOTLINE TƯ VẤN

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

BÀI VIẾT KHÁC

Thương hiệu Munhaus được sáng lập bởi Nhà thiết kế Nguyễn Duy Hải với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công công trình. 

Bằng nền tảng kiến thức vững chắc, gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều Munhaus mang đến cho từng khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969 68 3889