Xây nhà

Kinh nghiệm: Xây nhà lần đầu phải biết những gì?

Theo dõi Munhaus qua Google New
5/5 - (1 bình chọn)

Để bắt đầu chuẩn bị cho kế hoạch xây nhà, bạn sẽ phải cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng các chi phí để đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn đáp ứng được yêu cầu về sự tiện nghi, thẩm mỹ và cân nhắc về mặt tài chính. Tuy nhiên, sẽ có lúc bạn cảm thấy số tiền chi tiêu vượt quá dự toán ban đầu. Điều này có thể dẫn đến áp lực tài chính đáng kể và cảm giác mất kiểm soát trong quá trình xây dựng.

Vậy trước khi tiến hành xây nhà lần đầu, cần phải lưu ý những gì để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo đầy đủ về công năng và thẩm mỹ của ngôi nhà? Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm xây nhà lần đầu được đúc kết trong quá trình thực tế thiết kế và thi công mà bạn có thể tham khảo qua những lưu ý sau

1. Xác định công năng và phong cách thiết kế

Đầu tiên, bạn phải phác thảo sơ qua căn nhà mơ ước của mình:

  • Ngôi nhà được xây dựng với mục đích gì, để ở, kinh doanh, kết hợp để ở và kinh doanh hay cho thuê.
  • Số lượng phòng, diện tích và vị trí các phòng, phong cách và vật dụng trang trí nội thất, không gian dự trữ, phòng thờ, phòng kho, sân phơi, bồn chứa nước.
  • Những người thường xuyên ghé thăm hoặc ở lại nhà thời gian ngắn (ngày, tuần).
  • Những người sẽ ở lại nhà trong thời gian dài (tháng).
  • Lưu ý về những thay đổi trong tương lai. Ví dụ như gia đình có thêm người, cần thêm phòng ở.
  • Nên tham khảo tất cả các thành viên trong gia đình trước khi thông qua kế hoạch lần cuối.
  • Xác định được phong cách thiết kế mà bạn đang hướng tới: Phong cách Hiện đại, cổ điển, Phong cách Đông Dương, phong cách Japandi,…
Những điều cần biết trước khi xây nhà
Xác định rõ nhu cầu sử dụng của ngôi nhà

Việc nắm bắt rõ các thông tin trên sẽ giúp bạn biết được nên sắp xếp, phân chia các khu vực chức năng như thế nào cho hợp lý, thuận tiện. Các khu vực chức năng bao gồm: phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, phòng bếp, nhà vệ sinh…

2. Xin giấy phép xây dựng

Sau khi đã nắm bắt được nhu cầu về công năng của ngôi nhà dự định xây, bạn sẽ xác định được căn nhà cần có những khu vực chức năng nào, số lượng các khu vực chức năng, số tầng, tổng diện tích sàn….

Tiếp đến, bạn cần tìm hiểu các quy định về xây dựng nhà ở theo khu vực của Nhà nước về: 

  • Chiều cao tối đa được phép xây dựng
  • Số tầng tối đa được phép xây dựng
  • Diện tích tối đa được phép xây dựng

Từ đó, sẽ tiến hành xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, sẽ có một số rắc rối về thủ tục phải vượt qua như bản vẽ, quy mô phải phù hợp quy hoạch toàn khu vực…… Kinh nghiệm xây nhà lần đầu nó rắc rối quá phải không, đơn giản nhất là nhờ một đơn vị dịch vụ làm giúp phần này.

Giấy phép xây dựng
Xin giấy phép xây dựng

3. Lên dự toán chi phí xây dựng

Đa số những ai lần đầu tiên xây nhà đều có chung câu hỏi: Xây nhà sẽ hết bao nhiêu tiền? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này không dễ.

Thứ nhất, quá trình xây dựng một căn nhà thường có thời gian kéo dài từ 3 – 9 tháng, nên việc thay đổi giá cả vật liệu (phần thô và hoàn thiện) trong quá trình xây dựng là điều thường xuyên xảy ra.

Thứ hai, để hoàn thành một căn nhà cũng cần có chi phí cho nhân công xây dựng, mà năng suất của thợ phụ thuộc vào tay nghề, sức khỏe và thậm chí cả thời tiết nữa. Do có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nên việc xác định chi phí xây dựng thường có những sai lệch nhất định.

Để dự trù được kinh phí xây dựng nhà ở, trước hết, bạn cần hiểu rõ chi phí xây dựng nhà ở bao gồm những gì.

  • Nếu bạn muốn xây nhà trên mảnh đất có căn nhà cũ thì phải tốn thêm chi phí phá dỡ nhà và san lấp mặt bằng.
  • Nếu bạn xây nhà trên nền đất yếu thì phải tốn thêm chi phí gia cố móng để đảm bảo sự vững chắc cho ngôi nhà.
  • Chi phí cấp phép xây dựng phụ thuộc vào diện tích xây dựng nhà ở và khu vực xây dựng.
  • Chi phí xây dựng cơ bản được tính bằng: chi phí xây dựng phần thô + chi phí xây dựng phần hoàn thiện + chi phí nhân công + giám sát công trình + chi phí thuê nhà thầu.
  • Chi phí mua sắm vật tư thiết bị tùy thuộc vào quy mô xây dựng và nhãn hiệu vật tư mà bạn sử dụng. Đây là hạng mục tiêu tốn chi phí khá lớn.
  • Chi phí thiết kế phụ thuộc vào kiểu nhà bạn muốn xây, đơn giản hay phức tạp, theo mẫu có sẵn hay ý tưởng cá nhân.
  • Trên thực tế, dù có tính toán kỹ càng đến đâu thì trong quá trình thi công xây dựng vẫn sẽ có thêm các chi phí phát sinh. Vì thế, bạn nên chuẩn bị thêm 10% tổng các chi phí ở trên.
Dự toán chi phí xây dựng
Dự toán chi phí xây dựng

4. Lưu ý đến các vấn đề về phong thủy

Khi xây nhà, yếu tố phong thủy là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ và các thành viên sống trong ngôi nhà. Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, bạn có thể tìm hiểu các kiến thức về phong thủy một cách dễ dàng.

Về phong thủy nhà ở, một vài lưu ý mà bạn có thể tham khảo như sau:

Lưu ý các vấn đề về phong thủy trước khi xây nhà lần đầu
Lưu ý các vấn đề về phong thủy trước khi xây nhà lần đầu

5. Lựa chọn hình thức xây dựng

Hiện tại có 03 hình thức hợp tác giữa chủ nhà và nhà thầu:

  • Hình thức xây dựng trọn gói (chìa khoá trao tay). 
  • Hình thức thứ hai, là chủ nhà lo một phần vật tư, nhà thầu lo nhân công và một phần vật tư còn lại. Các phần vật tư chủ nhà lo thường là các thiết bị vệ sinh, thiết bị bếp, gạch ốp lát, sơn bả, thiết bị điện, v.v. 
  • Hình thức thứ ba, chủ nhà lo toàn bộ vật tư, đội thầu chỉ lo về nhân công

Nếu bạn lần đầu làm nhà thì phương án tốt nhất là lựa chọn hình thức xây nhà trọn gói. Mặc dù sẽ tốn kém thêm một ít chi phí nhưng việc thi công xây dựng nhà ở sẽ dễ dàng hơn nhiều. 

Điều quan trọng là bạn phải tìm được nhà thầu thi công uy tín, có giấy phép kinh doanh. Bạn có thể kiểm tra độ uy tín của nhà thầu bằng cách tìm hiểu chất lượng của các công trình họ đã thi công. 

Khi đã chọn được nhà thầu thi công, bạn nên để nhà thầu chốt phương án thi công khả thi trên bản thiết kế đã chốt với kiến trúc sư. Tránh trường hợp thi công bị sai với thiết kế ban đầu hoặc bị chậm trễ về tiến độ xây dựng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về hình thức xây nhà trọn gói qua bài viết sau: Tại sao nên lựa chọn công ty thiết kế và thi công trọn gói? Có nên xây nhà trọn gói?

Hình thức xây nhà trọn gói
Lựa chọn hình thức xây nhà trọn gói của Munhaus

6. Các thủ tục chuẩn bị khởi công xây dựng

Theo phong tục của người xưa, trước khi xây nhà phải xem tuổi và chọn ngày chọn giờ tốt để quá trình xây dựng được thuận lợi và tốt đẹp. Dù là xây nhà mới hay là nhà nhỏ điều tổ chức lễ động thổ, sau khi làm lễ khi gia chủ là người cầm cuốc bổ một nhát đầu tiên trình bày thổ thần xin được động thổ tiếp sau đó thì mới cho thợ đào.

Chủ nhà nên nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn hoặc nhờ thầy đến làm lễ để đảm bảo phần tâm linh được bình an. 

Chuẩn bị đồ cúng lễ động thổ
Chuẩn bị đồ cúng lễ động thổ

7. Các bước thi công xây dựng nhà ở

  • Móng: đào đất, đắp đất, gia công cốp pha, cốt thép, đổ bê tông, bể nước, bể phốt.
  • Thân nhà: Gia công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông cột, sàn, dầm, xây tô, cán nền,…
  • Chống thấm
  • Mái: Lắp dựng xà gỗ, lọt mái, vì kèo hoặc đổ bê tông.
  • Lắp khung bao cửa.
  • Hệ thống đường ống, điện, nước, mạng, cáp,…
  • Bả matit, sơn nước, sơn dầu
  • Lắp ráp và hoàn thiện cửa gỗ, thép, nhôm
  • Lắp lan can, tay vịn cầu thang, lan can mặt tiền
  • Đóng trần thạch cao
  • Ốp lát gạch đá trang trí
  • Ốp đá cầu thang, bàn bếp, lavabo
  • Lát nền nhà, WC, sân
  • Lắp thiết bị điện, công tắc, ổ cắm…
  • Lắp đèn chiếu sáng
  • Lắp thiết bị vệ sinh, lắp gương, vòi nước, treo khăn
  • Lắp đặt nội thất, trang trí
  • Trồng cây
  • Dọn vệ sinh công nghiệp

Gia chủ nên chú ý các bước trên để bố trí giám sát hoặc nghiệm thu sao cho phù hợp.

Xây dựng nhà ở
Xây dựng nhà ở

8. Làm quen với hàng xóm xung quanh

Có nhiều người mới lần đầu làm nhà vì có quá nhiều vấn đề phải giải quyết mà quên mất đến hàng xóm xung quanh. Tuy nhiên, trước khi xây nhà, bạn nên sang nói chuyện với hàng xóm xung quanh. Nguyên nhân là bởi:

  • Việc bạn xây nhà có thể gây phiền toái cho hàng xóm xung quanh. Ví dụ như: tiếng ồn của máy móc và nhân công, vật liệu đổ đống bên đường gây khó khăn trong việc đi lại…
  • Công trình xây dựng của bạn có thể gây hỏng hóc cho nhà hàng xóm. Ví dụ như: tường bị nứt, nền nhà bị sụt lún… Tốt nhất, trước khi xây dựng bạn nên kiểm tra vấn đề này thật kỹ và chụp hình lại để làm bằng chứng nếu xảy ra tranh chấp.
  • Hướng nhà bạn xây có thể ảnh hưởng đến lối đi hoặc phong thủy nhà ở của hàng xóm. Vì thế, bạn nên trao đổi rõ với họ trước khi tiến hành xây nhà.
  • Trong quá trình xây dựng, bạn có thể phải nhờ vả đến hàng xóm trong việc cất giữ vật liệu xây dựng, dùng nhờ điện nước…

Chính vì thế, bạn nên mang một ít bánh quà qua thăm hỏi hàng xóm để mọi việc trở nên thuận lợi hơn. Sau này, khi ngôi nhà hoàn thiện, gia đình bạn dọn vào sống thì cũng dễ dàng hòa nhập với mọi người trong khu phố/xóm hơn.

Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể xây cho mình một căn nhà như ý một cách dễ dàng. Nếu bạn cảm thấy xây nhà có quá nhiều các vấn đề rắc rối, bạn có thể tham khảo về dịch vụ xây nhà trọn gói tại Hải Phòng của Munhaus.

HOTLINE TƯ VẤN

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

BÀI VIẾT KHÁC

Thương hiệu Munhaus được sáng lập bởi Nhà thiết kế Nguyễn Duy Hải với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công công trình. 

Bằng nền tảng kiến thức vững chắc, gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều Munhaus mang đến cho từng khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0876 02 8866